Kiến thức cơ bản về tủ lạnh

Tủ lạnh cũng như điều hòa, có nóng thì mới có lạnh. Khi test tủ bạn cứ xem độ nóng của toàn bộ xung quanh tủ (tức là xem dàn nóng ở đâu rồi rờ xem) có nóng đều hay ko. Nóng quá cũng ko được, nguội quá cũng ko xong (cái này cần kinh nghiệm nhiều mới rờ đựơc). Tủ không có van khóa cho nên bạn hiểu rằng khi tủ không nóng thì cũng đồng nghĩa với 2 trường hợp :

1. Tủ bị xì

2. Máy nén bị mất bơm (không nén, không hút)

 

Chú ý khi vận chuyển tủ lạnh

– Tủ lạnh khi bưng bê thì thực tế bê dọc hay bê ngang đều được (đừng có bê ngược là được. . Sau khi để tủ vào vị trí thì nên để yên trong vòng ít nhất 10 phút để dầu từ giàn nóng + giàn lạnh chảy ngược về vị trí của máy nén, hay nói cách khác là tránh cho dầu bị dồn động khiến Gas ko lưu thông được.

– Theo cách hiểu logic thì bạn có thể nghĩ đơn giản như sau : “một khi toàn bộ dầu bị dồn bên trên giàn lạnh thì lượng Gas từ bên dưới máy nén dồn lên sẽ khiến áp lực ngay tại điểm bị đọng nhớt đó lên cao quá mức, điều này có thể khiến giàn lạnh bị phù (nhất là đối  với dạng tủ Coil (tủ làm lạnh trực tiếp không có quạt ở ngăn đá).

– Tủ quạt nó lấy hơi lạnh từ ngăn đá xuống ngăn rau quả thông qua 1 cái lỗ thông hơi từ trên xuống dưới. Khi mở ra thì bạn sẽ thấy cần gạc qua lại trên ngăn đá thực chất chỉ là miếng chắn gió chứ chả có gì. Kéo hết cỡ thì gió xuống nhiều, lạnh nhiều và ngược lại

 

Lựa chọn thiết bị

– Chọn công suất máy nén dựa vào dung  tích tủ lạnh

Sức ngựa

Công suất
(W/h)

Dung tích
(Lít)

Dòng khởi động
(A)

Dòng định mức
(A)

1/16HP

40

50 – 70

1/12HP

60

70 – 90

2-2.4A

0.4 – 0.5

1/10HP

75

100 – 120

2.4-3.2

0.7 – 0.8

1/8HP

90

140 -180

3.4-4

0.8 – 0.9

1/6HP

125

200 – 280

4-5.5

0.8 – 1

1/4HP

180

300 – 500

6.5-9

1 – 1.3

1/3HP

250

700 – 800

10 – 15A

1.8 – 2.3

– Về nguyên lý làm việc của máy nén:

Gas thì như học ở trường lớp là nén Gas hơi thành dạng lỏng (fát sinh nhiệt trong quá trình nén). Cho nên phần giải nhiệt cũng quan trọng là vừa phải chứ ko phải giải nhiệt quá là nó lạnh. Đơn giản là trong quá trình nén Gas thì ngay tại ống mao dẫn (or van tiết lưu) là dung dịch Gas dạng lỏng chứ ko phải là dạng hơi (nếu là dạng hơi thì bạn đã giải nhiệt quá khiến Gas bị bốc hơi trở về trạng thái ban đầu khiến ko lạnh).

Phân loại

Thiết bị

Chọn

Cơ khí

Dàn nóng Theo công suất máy nén
Dành lạnh Theo công suất máy nén
Ống mao Theo công suất máy nén hoặc theo đường kính trong của ống mao
Máy nén Theo dòng ù, hoặc chọn theo dung tích tủ

Điện

Rờ le dòng Theo công suất máy nén hoặc theo dùng ù của máy nén
Tụ điện Theo ông suất máy nén
Điện áp và trị số điện dung phải lớn hơn điện áp nguồn
Overload Theo công suất máy nén
Theo dòng ù máy nén
Điện trở xả đá Theo kích thước của dàn lạnh
Theo điện áp phải đúng theo điện áp máy nén
Theo công suất phải phù hợp với tủ
Timer Theo điện áp của Timer phải đúng theo điện áp máy nén
Phù hợp với chủng loại đang sử dụng

 

Dàn lạnh

– Dàn lạnh được đặt ở phía trong của ngăn đông nơi yêu cầu nhiệt độ thấp nhất của tủ lạnh để làm đông thực phẩm cho việc bảo quản lâu dài.

 

– Dàn lạnh là nơi xảy ra quá trình bay hơi của môi chất. Tại đây môi chất lỏng sau tiết lưu thực hiện quá trình sôi và thu nhiệt của môi trường xung quanh nó.

 

– Chú ý:

Do dàn lạnh là nơi nhiệt độ và áp suất thấp nên dầu bôi trơn đọng trong dàn rất nhiều. Khi thay máy nén do bị cháy cần thổi dàn lạnh bằng ni-tơ áp suất cao để làm sạch dàn triệt để.

+ Để thổi sạch dàn cần thiết phải tháo rời dàn ra khỏi tủ và đặt dàn nằm ngang khi thổi.

+ Tuyệt đối tránh việc dùng máy nén của tủ lạnh để thối dàn vì hơi ẩm trong không khí sẽ ngưng tụ và đọng lại trong dàn dưới áp suất cao.

 

Dàn ngưng

– Dàn ngưng thông thường đặt phía sau tủ lạnh. Có một số được đặt cả phía sau và mặt bên.

– Theo phương pháp trao đổi nhiệt, người ta chia dàn ngưng thành hai loại

+ Dàn ngưng không quạt: Trao đổi nhiệt bằng phương pháp đối lưu tụ nhiên.

+ Dàn ngưng quạt gió: Trao đổi nhiệt bằng đối lưu cưỡng bức nhờ quạt gió.

– Chức năng của dàn ngưng: Dàn ngưng là nơi môi chất ở nhiệt độ, áp suất cao thải nhiệt ra môi trường bên ngoài tủ và chuyển pha từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng

– Chú ý: Luôn luôn giữ cho dàn ngưng ở điều kiện thông thoáng nhất để tủ lạnh:

Làm lạnh nhanh

+Tiêu hao ít điện năng

+ Giảm tiếng ồn

 

Ống mao

– Ống mao là một dạng của thiết bị tiết lưu. Khi đi qua ống mao, môi chất nhiệt độ cao, áp suất cao được tiết giảm xuống nhiệt độ thấp và áp suất thấp

–  Ống mao được hàn vào ống hút để:

+ Tăng hiệu suất của chu trình nhiệt thông qua quá trình hồi nhiệt (Truyền nhiệt giữa ống mao và ống hút).

+ Ngăn chặn tình trạng ga lỏng không bay hơi hết về máy nén

+ Ngăn chặn tình trạng đọng sương của ống hút

Chú ý:

+ Khi hàn ống mao tránh tình trạng quá nhiệt làm biến dạng đường kính trong của ống

+ Hãy cố định ống mao trước khi hàn, không để tình trạng ống mao gục xuống trong khi hàn dưới tác động của nhiệt độ cao để tránh làm tắc hoặc nghẹt ống mao.

 

Phin sấy – lọc (chức năng)

– Hút ẩm (sấy khô) hệ thống

+ Ngăn ngừa tình trạng tắc ẩm cho ống mao.

+ Việc loại bỏ hơi ẩm còn giúp cho hệ thống không bị gỉ (ô-xi hóa

+ Tránh cho dầu bôi trơn khỏi biến chất

– Lọc bẩn

+ Khi dòng môi chất đi qua phin lọc, chất bẩn bị giữ lại ở lưới lọc tránh hiện tượng tắc bẩn cho ống mao

 

Hút chất không

– Mục đích

1. Loại bỏ không khí và các khí không ngưng ra khỏi hệ thống lạnh

2. Loại bỏ hơi nước để tránh hiện tượng tắc ẩm

3. Kiểm tra sơ bộ đọ kín trước khi nạp ga

 

– Dụng cụ

1. Bơm chân không

2. Đồng hồ nạp ga

3. Đèn hàn, rắc co (đầu nạp), que hàn, v.v.

 

– Qui trình

1. Hàn rắc co vào đầu nạp của máy nén

2. Nối đồng hồ với máy hút và máy nén theo sơ đồ (Có 2 cách: Sơ đồ 2 dây và sơ đồ 3 dây)

3. Khởi động máy hút, mở hết van đồng hồ và theo dõi đồng hồ thấp áp. Khi áp suất đạt 750 ~ 760mmHg thì đóng van và dừng máy nén. Theo dõi khoảng 30 phút, nếu kim đồng hồ không tăng thì có thể nạp ga. Nếu thấy kim đồng hồ tăng thì phải thử kín hệ thống, sửa chữa và hút lại.

 

– Chú ý

1. Trường hợp tủ vừa xả bỏ ga thì thời gian hút không cần lâu và không nhất thiết phải đạt 760mmHg do ga nằm trong dầu.

2. Nếu tủ bị hết ga lâu ngày thì thời gian hút có thể cần hàng giờ để loại bỏ hết hơi ẩm

 

Phương pháp nạp gas

– Qui trình nạp ga

1. Chuẩn bị chai ga (cùng loại với loại ga mà tủ đang dùng)

2. Thay vị trí của máy hút bằng chai ga (đối với sơ đồ 2 dây)

3. Xả đuổi khí cho dây đồng hồ.

4. Mở van đồng hồ sau đó từ từ mở van chai ga để cho ga đi vào trong hệ thống. Theo dõi đến khi áp suất đạt 35 ~ 40PSI thì dừng lại, tạm thời đóng van chai ga.

5. Thử kín lại tất cả các mối hàn đã tiến hành sửa chữa hoặc nghi ngờ rò rỉ ga, các đầu rắc co của đồng hồ (Khi tủ đã đạt nhiệt độ, áp suất trong hệ thống xuống giá trị âm)

6. Khởi động tủ lạnh cho máy nén chạy, tiếp tục nạp ga cho đến khi đủ

 

– Phương pháp nhận biết tủ đã đủ ga

1. Nạp ga theo định lượng (dùng cân kiểm tra khối lượng)

2. Tốc độ hạ nhiệt trong tủ lạnh (dùng nhiệt kế đo nhiệt độ và so xánh với các tủ lạnh tốt cùng loại).

3. So xánh giá trị áp suất hút, dòng điện với giá trị định mức hoặc với các tủ tốt cùng loại.

4. Dàn lạnh bám tuyết đều (sau khoảng 45 phút), dàn ngưng nóng đều.

5. Phin sấy-lọc hơi ấm.

6. Nhiệt độ máy nén (thông thường nhiệt độ đỉnh máy nén vào khoảng 70~80 độ C khi máy hoạt động ổn định. Giá trị này thấp hơn vào mùa đông).

 

– Các chú ý quan trọng

1. Kiểm tra trở lực của ống mao (cáp) trước khi hút chân không và nạp ga là công đoạn không nên bỏ qua (xem phần cân cáp).

2. Khi lượng ga đã nạp tương đối nhiều mà thấy dàn ngưng không nóng đều, phin không ấm, thời gian cân bằng lâu (máy nén không khởi động được sau 5 phút, máy nén nóng), áp suất hút thấp thì có hiện tượng nghẹt cáp hoặc phin.

Contact Me on Zalo